Nhằm trang bị cho các em có những kiến thức và kĩ năng để bảo vệ bản thân trước những vấn nạn bạo lực và xâm hại tình dục trẻ em đã và đang xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới và nó ngày càng có diễn biến nghiêm trọng, gây ra những tổn thương lâu dài đối với nạn nhân trẻ em trên nhiều phương diện, các em bé bị lạm dụng tình dục và bạo lực về thể chất và tinh thần từ nhỏ thường có biểu hiện lệch lạc về nhân cách, cô đơn, thiếu tự tin và có xu hướng sống cực đoan, những trẻ này lớn lên sẽ rất khó hòa nhập với môi trường sống chung.
Tại buổi tuyên truyền các em rất chăm chú lắng nghe. Các em được tuyên truyền những nội dung, kiến thức về kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em; cách nhận dạng biểu hiện của bị xâm hại tình dục thông qua quy tắc 5 ngón tay; những kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường thông qua hình thức tuyên truyền, cùng một số những câu hỏi giao lưu khán giả.
Quy tắc 5 ngón tay này vô cùng đơn giản và dễ thuộc.
- Ngón cái - gần mình nhất - tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Bé có thể ôm hôn những người này hoặc đồng ý đề các thành viên trong nhà ôm hôn, thể hiện tình yêu thương, tắm rửa khi bé còn nhỏ. Nhưng khi đã lớn, bé sẽ tự tắm và thay quần áo trong phòng kín.
- Ngón trỏ - tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình. Những người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa. Song chỉ dừng lại ở đó. Còn nếu ai chạm vào “vùng đồ bơi”, bé sẽ hét to và gọi mẹ.
- Ngón giữa - người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ. Những người này, bé chỉ nên bắt tay, cười và chào hỏi.
- Ngón áp út - người quen của gia đình mà bé mới gặp lần đầu. Với những người này, bé chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào.
- Ngón út - ngón tay xa bé nhất - thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ hoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an. Với những người này, bé hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh.
Chúng tôi trên mạng xã hội