Nguyễn Thị Minh Khai - Người cộng sản kiên trung, bất khuất

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai (1910- 2010), chúng ta cùng tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp cách mạng của một nữ chiến sỹ Cộng sản tiền bối trên quê hương Xô viết, người đã làm rạng danh truyền thống cách mạng của phụ nữ Việt Nam.

Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vĩnh, sinh ngày 1-11-1910 tại Thành phố Vinh, Nghệ An, trong một gia đình công chức nhỏ. Năm 1924, Nguyễn Thị Minh Khai học lớp Nhất tại Trường Cao Xuân Dục - Vinh, do thầy giáo Trần Phú trực tiếp giảng dạy. Ngày 14-7-1925, Hội Phục Việt ra đời, thầy giáo Trần Phú là một trong số những người tham gia lãnh đạo Hội. Được thầy Trần Phú dìu dắt, Nguyễn Thị Minh Khai bắt đầu tham gia các phong trào yêu nước do Hội Phục Việt tổ chức.

Năm 1927, Nguyễn Thị Minh Khai vừa tròn 17 tuổi, chị được kết nạp vào Hội Hưng Nam, từ đấy chị đã dồn hết tâm huyết, nghị lực vào công tác cách mạng. Nhờ thông minh và quyết đoán, Nguyễn Thị Minh Khai được bầu vào Ban chấp hành Hội Hưng Nam, phụ trách công tác Phụ nữ.

Đọc các bài đăng trên "Tuần báo Thanh niên" giới thiệu về vai trò người phụ nữ Liên Xô dưới chế độ Xô viết, Nguyễn Thị Minh Khai đã liên hệ đến thân phận và cuộc sống tủi nhục của người phụ nữ Việt Nam. Chị tự hỏi: "Tại sao người phụ nữ nước Nga có đến hàng trăm, hàng ngàn người làm Nghị viện mà phụ nữ nước ta lại không được hưởng một chút tự do, bình đẳng?...".

Trong cuộc vận động của Tổng bộ để hợp nhất các tổ chức cách mạng, Nguyễn Thị Minh Khai phát biểu: "Nhân dân Việt Nam bị thực dân Pháp áp bức bóc lột, tại sao không đoàn kết để đánh đổ nó đi".

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), Nguyễn Thị Minh Khai được Phân cục Trung ương ở Trung Kỳ giới thiệu ra Bắc kỳ rồi sang Trung Quốc hoạt động. Đồng chí được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giới thiệu, đến làm việc tại văn phòng chi nhánh Đông phương bộ của Quốc tế Cộng sản, đóng ở Hương Cảng. Nguyễn Thị Minh Khai mang bí danh là ả Duy. Để phục vụ tốt cho công tác hoạt động cách mạng, ngoài thời gian tận tụy làm việc, học tập lý luận chính trị, Nguyễn Thị Minh Khai tranh thủ học thêm các ngoại ngữ như tiếng Anh, Pháp và Trung Quốc.

Những năm 1930 - 1931, mặc dù đang hoạt động ở nước ngoài, nhưng Nguyễn Thị Minh Khai luôn theo dõi và góp phần chỉ đạo phong trào phụ nữ giải phóng đang phát triển mạnh mẽ ở trong nước, đặc biệt là phong trào cách mạng ở hai tỉnh Nghệ - Tĩnh. Tiếp bước Nguyễn Thị Minh Khai, phụ nữ Nghệ An như Nguyễn Thị Nhuận, Tôn Thị Quế, Trần Thị Liên, Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị Xân, Nguyễn Thị Nhã, Nguyễn Thị Thiu, Nguyễn Thị Phia, Lê Thị Vi Ninh... đã xây dựng phong trào phụ nữ lớn mạnh. Được tôi luyện trong phong trào tranh đấu, phụ nữ Nghệ An đã trở thành những hạt giống đỏ đi gieo mầm cách mạng trên quê hương Xô viết Nghệ Tĩnh và trở thành những đảng viên ưu tú của Đảng...

Năm 1935, Nguyễn Thị Minh Khai được Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương ở nước ngoài cử vào đoàn đại biểu chính thức đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Liên Xô. Trong thời gian chờ đợi, đồng chí được giới thiệu vào học tại Trường Đại học Phương Đông. Tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Nguyễn Thị Minh Khai mang tên là Phan Lan. Trong bản tham luận đọc tại Đại hội vào chiều ngày 16- 8-1935, Nguyễn Thị Minh Khai rất đỗi tự hào về những thành tích của hàng triệu phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Nghệ An nói riêng đã vùng lên đấu tranh trong cao trào cách mạng năm 1930- 1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tham luận của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai được Quốc tế Cộng sản nhiệt liệt hoan nghênh. Tại Đại hội, Nguyễn Thị Minh Khai được gặp và trao đổi kinh nghiệm hoạt động cách mạng với nữ đồng chí Cờ-rúp-xcai-a, một chiến sỹ Bôn sê vích kỳ cựu, bạn chiến đấu, bạn đời của lãnh tụ Lênin vĩ đại. Sau Đại hội, Nguyễn Thị Minh Khai tiếp tục theo học tại Trường Đại học Phương Đông. Giữa năm 1936 Nguyễn Thị Minh Khai đã về đến  Sài Gòn. Đồng chí được Trung ương Đảng phân công làm việc tại cơ quan Xứ ủy Nam Kỳ...

Sự tận tụy trong hoạt động cách mạng, kết hợp với công tác dân vận khéo, Nguyễn Thị Minh Khai đã nhanh chóng thu phục được lòng dân Nam Kỳ. Đồng chí luôn được quần chúng nhân dân tin yêu, khâm phục, kính trọng. Họ quen gọi đồng chí là cô Năm Bắc và hết lòng bảo vệ, che chở...

Ngày 30-7-1940, Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt. Thực dân Pháp đã dùng mọi thủ đoạn tra tấn nham hiểm để khai thác, nhằm tìm cơ sở Đảng, phá hoại phong trào cách mạng. Nhưng tất cả các thủ đoạn đê hèn của chúng đều bị thất bại trước chất thép và nghị lực phi thường của người phụ nữ xứ Nghệ bất khuất kiên cường. Tinh thần lạc quan, tin tưởng của Nguyễn Thị Minh Khai được ghi lại bằng những vần thơ tâm huyết:

"Vững chí bền gan ai hỡi ai
Kiên tâm giữ dạ mới anh tài,
Thời cuộc đẩy đưa người chiến sỹ
Con đường cách mạng vẫn chông gai".

Nguyễn Thị Minh Khai đã nêu một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đồng chí là niềm tự hào của quê hương, của phong trào giải phóng phụ nữ.

Truyền hình giáo dục
Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay515
  • Tháng hiện tại38,766
  • Tổng lượt truy cập3,231,881
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây